Trong bảng xếp hạng các tay vợt cầu lông thế giới thì các lông thủ người Nhật luôn nằm trong top 10 bất kể đó là hạng mục đơn nam, đôi nam, đơn nữ, đôi nữ hay là đôi nam nữ.
Hiện nay, cầu lông Nhật Bản là một trong top 5 quốc gia hùng mạnh về cầu lông, 5 quốc gia đó là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Malaysia
Nhưng bạn có biết là trước năm 2014, thế giới cầu lông chỉ xem các tay vợt người Nhật là đối thủ đáng gớm chứ không hẳn là đối thủ nguy hiểm có sức đe doạ lớn đến chiến thắng của họ. Nhưng từ năm 2014, là cột mốc đánh dấu sự lột xác ấn tượng của Nhật. Các tay vợt của họ liên tục xếp thứ hạng cao trên bảng xếp hạng cầu lông toàn cầu.
Ở Thomas Cup 2014, cả thế giới đã phải ngồi bật dậy vì phải kinh ngạc và họ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các tay vợt đến từ xứ sở hoa anh đào.
Tại Olympic 2016 ở Rio lần đầu tiên xứ sở phù tang giành được 02 huy chương danh giá lần lượt là: huy chương đồng nội dung đơn nữ của tay vợt Nozomi Okuhara, huy chương vàng đôi nữ Misaki Matsutomo và Ayaka Takahashi.
Một thế hệ trẻ tài năng của làng cầu lông Nhật đã bùng nổ, họ đã viết lại lịch sử cầu lông Nhật Bản và viết lại lịch sử cầu lông thế giới nơi mà Trung quốc, indo và malaysia thay phiên nhau nắm giữ.
Không phải thành quả đến từ sau một đêm các bạn ạ, mà đó là nổ lực chung của cả một dân tộc, của cá nhân từng tay vợt, của liên đoàn cầu lông Nhật Bản, của công ty Yonex, Mizuno và nhiều công ty khác.
Nhưng không phải cứ nổ lực là đủ, vậy lý do nào giúp cho nền cầu lông Nhật Bản trỗi dậy trở thành cường quốc cầu lông?
Sau đây là lý do giúp nền cầu lông của Samurai có những bước đột phát
#1 Vai trò quan trọng của liên đoàn cầu lông Nhật
Các bạn biết không, liên đoàn cầu lông Nhật họ tổ chức hàng loạt hoạt động bài bản mỗi năm, họ chú ý đào tạo từ thế hệ trẻ, từ những em học sinh tiểu học.
Liên đoàn Cầu Lông Quốc Gia Nhật Bản xuất bản những ấn phẩm, sách, video về hướng dẫn kỹ thuật cầu lông, ở các trường học sẽ có các huấn luyện viên chuyên về cầu lông để đào tạo các tay vợt trẻ.
Ở Nhật Bản, các em lúc học tiểu học sẽ được nhà trường cùng bố mẹ cho các em tham gia lần lượt các môn thể thao để rèn luyện thể chất bên cạnh việc học văn hoá học chữ. Nếu các em thích hoặc có năng khiếu ở môn thể thao nào đó thì ba mẹ cũng sẽ tạo điều kiện cho bé theo đuổi điều mà bé yêu thích.
Tại Nhật, trong một năm liên tục diễn ra mấy trăm giải thi đấu cầu lông cho mọi lứa tuổi, từ giải cầu lông phong trào, giải cầu lông bán chuyên cho đến giải chuyên nghiệp. Các tay vợt được nhiều cơ hội cọ xát trên toàn quốc giúp họ tích luỹ thêm kinh nghiệm thi đấu.
Có thể bạn muốn biết: “Cách tìm sân cầu lông ở Nhật Bản”
#2 Hệ thống giáo dục và tư duy nghề nghiệp
Như đã đề cập ở trên, ngày từ cấp bậc tiểu học, các bé được bố mẹ và nhà trường tạo điều kiện tham gia các hoạt động thể chất bên cạnh việc học. Nếu các bé thật sự thích môn nào đó thì có thể học và luyện tập các môn này trong suốt quãng thời gian học sinh của mình bên cạnh việc học chữ, học nghề.
Trong quá trình đó các bé muốn theo đuổi sự nghiệp thể thao chuyên nghiệp thì cũng được bố mẹ và nhà trường ủng hộ chứ không cấm cản vì họ cho rằng thể thao chuyên nghiệp cũng là một nghề nghiệp chứ không phải chỉ có học chữ thì mới là nghề, thì mới kiếm được tiền.
Khác với hệ thống giáo dục và tư duy về nghề nghiệp của VN mình, chúng ta hầu hết đều xem môn thể dục chỉ là môn phụ.
Ở Nhật, từ cấp bậc tiểu học đến đại học, đều có nhiều giải thi đấu cho từng cấp bậc khác nhau, không chỉ môn cầu lông mà còn các môn thể thao khác. Cơ sở vật chất đào tạo ở trường học cho các môn thể thao khá là đầy đủ về sân bãi, dụng cụ, huấn luyện viên và các câu lạc bộ thể thao trong trường hoạt động rất sôi nổi.
Tìm hiểu thêm về “Văn hoá cầu lông ở Nhật“
#3 Thu nhập ổn định
Bàn về vấn đề tiền và tài chính thì các tay vợt ở Nhật đặc biệt các tay vợt chuyên nghiệp, họ không quá lo lắng về chuyện tiền nong, bởi vì bên Nhật có chế độ: các công ty, sẽ ký hợp đồng lao động với các vận động viên thể thao ở nhiều môn khác nhau.
Trong đó các công ty sẽ trả lương cho các vận động viên này như là một nhân viên công ty của họ. Các vận động viên này thì nhận lương công ty nhưng họ lại được công ty tạo điều kiện cho tập luyện, họ dồn mọi tâm huyết vào tập luyện chứ không quá lo lắng về chuyện tiền nong như các vận động viên VN mình.
Thêm nữa, nguồn thu nhập của các tay vợt còn đến từ tiền thưởng từ các giải. Ở Nhật có rất nhiều giải thi đấu cầu lông chuyên nghiệp, các tay đạt giải thì sẽ có nguồn thu từ tiền thưởng ở các giải đấu.
Và một điều nữa, Yonex, Mizuno là các hãng sản xuất phụ kiện thể thao trong đó có cầu lông, thì ở Nhật các công ty này tài trợ cho các tay vợt. Ngoài ra các tay vợt còn nhận được nhiều tài trợ, hợp đồng quảng cáo từ nhiều nhãn hàng khác nhau.
Nguồn thu nhập của các tay vợt Nhật có nguồn thu ổn định từ lương và có thêm nhiều nguồn thu khác đến từ giải thưởng, hợp đồng quảng cáo, tiền tài trợ…. Các tay vợt càng giỏi, càng có thứ hạng cao thì tỷ lệ thuận với thu nhập ngày càng tăng.
Nếu họ đại diện quốc gia đi thi đấu thì sẽ nhận được sự hậu thuẫn từ liên đoàn cầu lông Nhật Bản, chứ không cần phải bỏ tiền túi ra để tham dự.
# Ông thầy phù thuỷ người Hàn
Trong bóng đá Việt Nam chúng ta có huấn luyện viên Park Hang Seo thì cũng gần như thế, cầu lông Nhật Bản có huấn luyện viên Park, đó là huấn luyện viên Park Joo Poong.
Năm 2004 Park Joo Poong đảm nhận vị trí là huấn luyện viên trưởng của đoàn cầu lông quốc gia Nhật, ông đã làm thay đổi nền cầu lông Nhật Bản, khiến các cầu thủ tập luyện chuyên nghiệp hơn, kỷ luật hơn, là người làm thay đổi tư duy của các ông chủ CLB và của các vận động viên, hướng họ vươn ra biển lớn thay vì chỉ thi đấu và giành giải ở trong nước.
Đến năm 2014, chuyện gì đến cũng đã đến, năm 2014 Nhật Bản trình làng thế giới một thế hệ cây vợt cầu lông tài năng, mang lại nhiều giải thưởng danh giá cho Nhật Bản.
Trên đấy là những quan sát và góc nhìn cá nhân của Cỏ về nền cầu lông Nhật Bản, các bạn hãy để lại bình luận bên dưới chia sẻ suy nghĩ của bạn để chúng ta cùng thảo luận nhé
Ps: Cỏ sợ đau lăm vì mọi người hãy ném yêu thương hoặc dislike chứ đừng buông lời chỉ trích nhen, năn nỉ đó . Các bạn có hứng thú về cầu lông Nhật bản có thể xem thêm các video khác trên kênh youtube của Cỏ về chủ đề này nhé!
Kênh Youtube với playlist về chơi cầu lông ở Nhật
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời Cỏ một ly cà phê nhé! click vào hình bên cạnh 👉👉